Timer – Điều khiển theo thời gian là một thiết bị được sử dụng rộng rãi hiện nay, đặc biệt là lĩnh vực tự động hóa. Đây là thiết bị có vai trò quan trọng, có thể kéo dài thời gian. Vậy cụ thể timer là gì? Nguyên lý hoạt động ra sao? Và ứng dụng của thiết bị này thế nào?
Timer hay còn gọi là rơ le/relay thời gian. Tên tiếng việt của thiết bị này là bộ định thời. Đây là thiết bị thường được sử dụng trong lĩnh vực tự động hóa, nhằm giúp tạo độ trễ của thời gian, điều khiển thời gian đóng/mở.
Timer – Điều khiển theo thời gian sẽ dùng bộ mạch điện tử, cắt các tiếp điểm của Rơ le. Thông thường, Timer sẽ được sử dụng như một thiết bị trung gian, điều khiển thiết bị theo thời gian đã được cài đặt trước. Rơ le giúp đóng các thiết bị điện tự động, tránh gây lãng phí khi không sử dụng. Tùy vào ứng dụng trong thực tế và rơ le thời gian có thể được cài đặt từ vài giây cho đến vài giờ, tùy vào ứng dụng trên thực tế.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Rơ le thời gian
Timer – Điều khiển theo thời gian hiện nay gồm 2 loại phổ biến, đó là rơ le thời gian ON delay và rơ le thời gian OFF delay. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường cũng có một loại rơ le thời gian ít phổ biến hơn là rơ le thời gian 24h. Rơ le thời gian thường được sử dụng để bật/tắt các thiết bị thời gian theo giờ, thường dùng với các loại như máy bơm hoặc đèn chiếu sáng. Đặc điểm chung của các loại rơ le thời gian là:
Cấu tạo của một rơ le sẽ gồm có: mạch từ của nam châm điện, đế rơ le, mạch từ điện tử có tác dụng đếm thời gian, lớp vỏ để bảo vệ và hệ thống tiếp điểm.
Ngoài ra còn có cuộn dây Timer: phía trên nhãn cuộn dây sẽ ghi õ điện áp đặt vào hai đầu. Điện áp thường là loại 110V hoặc 220V.
Rơ le ON Delay
Relay thời gian tác động trễ thường gồm có 2 bộ tiếp điểm, 8 chân và 1 lỗ khóa. Lỗ khóa này sẽ có tác dụng cố định Timer vào thiết bị. Mỗi chân của Timer sẽ có số thứ tự được đánh dấu rõ ràng. Người dùng có thể dựa vào số thứ tự này để đấu Timer vào hệ thống điện. Tuy nhiên, trong quá trình đấu nối, cần lưu ý:
Chân số 2 và số 7 là chân có tác dụng cấp nguồn điện cho cuộn dây trong Timer – điều khiển theo thời gian. Trong đó, chân 2 là chân âm (-) và chân 7 là chân dương (+).
Chân 1 và chân 8 thường dùng chung cho hai bộ tiếp điện.
Chân 3 sẽ được nối với chân 1 và chân 6 nối với chân 8 để tạo ra tiếp điểm mở.
Chân 4 sẽ nối với chân 1 và chân 5 nối với chân 8 để tạo thành tiếp điểm đóng.
Khi đóng cầu dao, nguồn điện đi vào cuộn dây của Timer, thông qua 2 chân nguồn là chân 7 và chân 2. Sau một khoảng thời gian trễ kể từ lúc cấp điện, dòng điện sẽ đi qua các tiếp điểm và chuyển trạng thái tiếp điểm từ mở thành đóng và ngược lại.
Sau khi các tiếp điểm chuyển đổi trạng thái, hệ thống sẽ hoạt động bình thường theo chu kỳ. Sau khi dừng cung cấp điện cho hệ thống, điện rời khởi cuộn dây của rơ le thời gian, các tiếp điểm sẽ trở về với trạng thái ban đầu.
Rơ le OFF Delay
Rơ le OFF delay cũng có cấu tạo tương tự như rơ le ON delay. Khi được cấp điện đến dây của Timer, thời gian sẽ ngắt trễ. Đồng thời, các điểm rơ le sẽ chuyển trạng thái, từ đóng thành mở hoặc ngược lại. Tuy nhiên, thời gian chuyển trạng thái của Timer sẽ chuyển từ trạng thái động sang bình thường.
Sau khi tiếp điểm chuyển trạng thái, hệ thống sẽ hoạt động bình thường. Nếu điện đến Timer – điều khiển theo thời gian bị ngắt, các tiếp điểm sẽ trở về trạng thái như ban đầu trước khi có điện. Trong khoảng thời gian cài đặt, các tiếp điểm sẽ trở về trạng thái ban đầu. Khoảng thời gian này thường từ lúc ngắn điện đến khi đến cuộn dây rơ le.
Ứng dụng của Timer
Hiện nay, rơ le thời gian đang có ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực tự động hóa, điện tử. Thiết bị này thường được dùng trong hệ thống đèn chiếu sáng sân vườn, trong tủ điện, hệ thống làm mát… Cụ thể, ứng dụng của Timer – điều khiển theo thời gian có thể kể tới như:
Sử dụng hẹn giờ bơm nước, giúp cài giờ tưới cây tự động
Hẹn giờ để bật/tắt quạt, đèn hoặc hệ thống lọc hồ cá, hồ thủy sinh
Tự động bật/tắt sạc điện thoại, hệ thống wifi
Cài giờ tự động sáng cho các loại đèn tủ trưng bày, đèn đường
Hẹn giờ chuông báo trong các trường học, khu công nghiệp…
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu hơn về Rơ le thời gian. Hiện nay, Timer – Điều khiển theo thời gian đang được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và cuộc sống. Đây là thiết bị có nhiều ứng dụng, dễ sử dụng. Tuy nhiên, để việc sử dụng hiệu quả nhất, hãy lựa chọn các đơn vị uy tín để được hưởng những chính sách bảo hành, bảo dưỡng chuyên nghiệp nhất nhé.